Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Nhà giàu Hà thành chi chục triệu mỗi tháng để ăn trái cây ngoại

Nho chuỗi ngọc 2 triệu đồng/kg: Đắt đỏ chưa thấm gì!
Thông tin về loại quả có cái tên mỹ miều “nho chuỗi ngọc”, còn có tên gọi khác là nho currant, với mức giá trên trời lên tới 2 triệu đồng/kg khiến nhiều người tiêu dùng “hoảng hốt”. Tuy nhiên, với những người thường xuyên sử dụng trái cây nhập khẩu thì "cảm thấy bình thường" vì đây chưa hẳn đã là loại trái cây đắt đỏ nhất.
Trên thị trường, hiện có nhiều loại quả được bán với mức giá trên dưới 1 triệu đồng/kg, hoặc thậm chí lên tới 2 triệu đồng/kg. Đây được mệnh danh là những loại quả dành cho giới nhà giàu, lắm tiền nhiều của.
Trái việt quất Mỹ được các cửa hàng chuyên cung cấp hoa quả nhập khẩu tại Việt Nam bán với giá dao động từ 1 - 2 triệu đồng/kg, tuỳ loại và xuất xứ.
Được người bán giới thiệu như một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ, quả việt quất đang được các cửa hàng chung cung cấp trái cây nhập khẩu bán với mức giá khoảng 150 - 250 nghìn đồng một hộp 125 gram, tương đương với 1-2 triệu đồng/kg.
Không chỉ riêng nho currant hay việt quất, nhiều loại quả khác như cherry, lê Hàn Quốc, táo đỏ Mỹ, dâu tây Úc… cũng là những mặt hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Giá của những loại quả này, tương tự, cũng không hề rẻ, ít phải vài trăm nghìn, còn nhiều thì trên dưới 2 triệu đồng/kg.
Trong khi đó, người dân ở các nước có mức sống cao như châu Âu chỉ phải bỏ ra chưa tới 16 EUR (khoảng 400 nghìn đồng) để mua 1 kg loại quả này.
Trong khi đó, người dân ở các nước có mức sống cao như châu Âu chỉ phải bỏ ra chưa tới 16 EUR (khoảng 400 nghìn đồng) để mua 1 kg loại quả này.
Chi chục triệu mỗi tháng để ăn hoa quả ngoại
Chị Nguyễn Hương (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Việt quất có chứa nhiều vitamin A, B, C, E cũng các chất có lợi cho sức khoẻ như đồng, sắt, kẽm… Do đó, tôi thường mua về cho các con và cả nhà cùng ăn. Loại trái cây này có giá khoảng 1 triệu đồng/kg đối với hàng có xuất xứ từ Úc và gần 2 triệu đồng/kg với việt quất nhập từ Mỹ”.
Theo chị Phạm Thị Hương (Đống Đa, Hà Nội): “Mỗi tháng nhà tôi cũng phải mất tới cả chục triệu cho riêng tiền hoa quả, trái cây. Một cân cherry nhập từ Mỹ có giá khoảng 500 - 700 nghìn đồng/kg tuỳ loại, táo New Zealand khoảng 250 nghìn đồng/kg hay sang hơn dùng việt quất, dâu tây Úc gần 2 triệu đồng/kg… bấy nhiêu đó ăn cũng chỉ trong vài ngày là hết”.
Những loại trái cây ngoại sang chảnh giá cả triệu đồng/kg đang trở thành món ăn quen thuộc với người tiêu dùng Việt.
Những loại trái cây ngoại "sang chảnh" giá cả triệu đồng/kg đang trở thành món ăn quen thuộc với người tiêu dùng Việt.
Lý giải về lý do trái cây nhập ngoại về Việt Nam được bán với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc ban đầu, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Do là các loại hoa quả cao cấp nên giá gốc của những loại quả đó thực tế đã không phải là thấp rồi. Tiếp đó là cộng thêm hàng loạt các chi phí về vận chuyển, bảo quản, chi phí trả cho khâu trung gian khiến giá sản phẩm càng tăng cao”.

Chủ một cửa hàng khác còn chỉ ra một nghịch lý: “Đã mang tiếng quả nhập ngoại, hàng cao cấp, đảm bảo chất lượng mà bán rẻ quá cũng không được. Giá thấp sẽ ngay lập tức bị khách hàng cho là hàng rởm, hàng Tàu và từ chối mua!”


Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Đặc sản lợn nguyên lông giá gấp đôi ở Hà Nội

Những miếng thịt lợn chưa được làm sạch, lông vẫn còn nhá nhem trên bì, thậm chí là còn nguyên mảng lông đen xì giờ được các bà nội trợ chọn mua mặc dù giá của chúng cao gấp đôi thịt lợn thường bán ngoài chợ.
Chị Nguyễn Kiều Liên ở Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chị bán thịt lợn đen, lợn bản đã được hơn 2 năm nay, với 4-5 con/tuần. Nhưng khoảng nửa năm nay, khi giết lợn, thay vì làm lông sạch sẽ để miếng thịt nhìn trắng, ngon, hấp dẫn thì chị lại nhờ thợ chỉ làm sạch 3/4 lông của con lợn, còn lại 1/4 giữ nguyên sao cho đến lúc xẻ miếng thịt bán cho khách, trên đó vẫn còn nguyên một mảng lông đen xì.
Sở dĩ chị Liên phải nghĩ ra chiêu này là bởi gần đây rộ lên phong trào bán thịt lợn sạch, lợn bản, lợn đen,... các loại khiến khách hàng nghi ngờ: liệu đó có thật là lợn đen, lợn bản vùng núi Tây Bắc không, hay chỉ là chiêu quảng cáo bán hàng rồi tráo thịt lợn khác vào?
thịt lợn, thịt lợn đen, thịt lợn bản, thịt lợn sạch, thịt lợn còn nguyên lông, bà nội trợ, cửa hàng online, thịt-lợn, thịt-lợn-đen, lợn-bản, thịt-lợn-sạch, thịt-lợn-còn-nguyên-lông, bà-nội-trợ, cửa-hàng-online
Bán thịt lợn vẫn còn nguyên lông đen xì đang trở thành mốt cửa các cửa hàng thực phẩm sạch
“Mới đầu khách thấy lạ, tò mò hỏi tại sao lại để thịt còn nguyên lông như vậy, trông không được ngon mắt và đảm bảo vệ sinh cho lắm. Song, khi nghe tôi giải thích, họ đều gật gù đồng ý và cho đó là cách hay để không lo bị chủ hàng lừa nữa”, chị Liên chia sẻ.
Cũng theo chị Liên, từ ngày áp dụng chiêu thức bán thịt lợn còn nguyên lông đến nay, lượng người mua tin tưởng nhiều hơn, từ 60-70 khách hàng thân thiết nay tăng lên gần 100 khách. Nhiều hôm khách đặt hàng đông, thịt còn không đủ bán. Ngoài ra, các mặt hàng khác như thịt gà ta chạy bộ, thịt bò quê,... nhờ đó cũng được khách đặt mua nhiều hơn vì tin tưởng cửa hàng không làm ăn gian lận.
Tương tự, anh Phạm Văn Tuyến ở Đê La Thành (Đống Đa, Hà Nội) cũng cho hay, thịt lợn đen với thịt lợn trắng dân nuôi khác nhau ở màu lông. Nếu làm sạch lông, chỉ có người trong nghề mới phân biệt được còn khách hàng thì chịu.
thịt lợn, thịt lợn đen, thịt lợn bản, thịt lợn sạch, thịt lợn còn nguyên lông, bà nội trợ, cửa hàng online, thịt-lợn, thịt-lợn-đen, lợn-bản, thịt-lợn-sạch, thịt-lợn-còn-nguyên-lông, bà-nội-trợ, cửa-hàng-online
Các bà nội trợ khá thích thú khi mua loại thịt lợn vẫn còn nguyên lông này vì tin tưởng đó là thịt chuẩn
Vì thế, các loại thịt như mông, vai, ba chỉ, chân giò, tai, đuôi,... khi xẻ ra đều được để lại một mảng lông đen cho mọi người kiểm chứng. Mảng lông này chẳng khác gì tem chống hàng giả, hàng nhái. Duy chỉ nạc thăn, sườn, nạc vai là không để lại được. “Làm kiểu này nhìn miếng thịt có vẻ hơi mất vệ sinh nhưng khách hàng ai cũng ủng hộ vì mua được loại thịt lợn đen chuẩn”, anh Tuyến cho hay.
Thực tế, kiểu bán thịt lợn còn nguyên lông khá kỳ lạ này lại đang trở thành mốt, được rất nhiều cửa hàng chuyên về thịt lợn bản, lợn đen áp dụng, nhất là các cửa hàng bán thịt online. Nhờ đó, lượng khách cũng gia tăng đáng kể.
Thừa nhận chuyện trên, chị Nguyễn Thị Minh ở phố Yên Ninh (Ba Đình, Hà Nội) chuyên đặt mua thịt lợn còn nguyên mảng lông tại một cửa hàng trên đường Hoàng Hoa Thám, nói rằng, trước gia đình cũng hay mua thịt lợn đen, lợn mán về ăn nhưng thi thoảng bị chủ hàng lừa bán thịt lợn thường. Giờ các cửa hàng rộ phong trào bán thịt còn lông, chị đi mua cũng dễ phân biệt hơn.

Theo chị Minh, khi nấu, chỉ cần đun ít nước sôi rồi đổ vào là làm sạch được lông, còn nếu đến cửa hàng mua trực tiếp thì có thể nhờ nhân viên cạo hộ, rất tiện.


Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Nho chuỗi ngọc 2 triệu/kg: Nhà giàu Hà thành lên cơn sốt

Mỗi chùm chỉ vài quả, quả tròn mọng, to bằng đầu ngón tay, có vị chua,... Loại nho lạ với bốn màu đỏ, đen, hồng, trắng có tên currant được trồng ở Pháp, Úc đang được giới nhà giàu Việt lùng mua về ăn mặc dù giá của chúng lên đến 2 triệu đồng/kg.

Từng biết đến và được ăn thử loại nho đỏ currant khi qua Pháp du lịch vào mùa hè năm ngoái, chị Trần Nguyễn Ngọc Linh ở Khu đô thị Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, loại quả này ăn có vị chua thanh, không ngọt như các giống nho khác nhưng lại rất hấp dẫn, quả chín mọng đẹp, nhìn thấy được cả hạt bên trong.
Chị Ngọc Linh chia sẻ, năm ngoái đi du lịch chị xách được mấy cân để nhà ăn, làm siro uống giải nhiệt mua hè cực kỳ ngon, lạ miệng, cả nhà chị ai nấy đều thích mê. Phần còn lại chị đem đi biếu, tặng người thân, bạn bè mỗi người một ít.
“Năm nay không qua đó cũng không nhờ được người mua hộ nên chị tìm mua ở Việt Nam, tuy nhiên ở Việt Nam rất hiếm, lần mò mãi mới ra một địa chỉ nhận đặt hàng loại quả này với giá 2 triệu đồng/kg”, chị Ngọc Linh chia sẻ.

Loại nho đỏ currant được trồng ở các nước châu Âu đang được giới nhà giàu Việt lùng mua về ăn
Loại nho đỏ currant được trồng ở các nước châu Âu đang được giới nhà giàu Việt lùng mua về ăn
Tương tự, chị Hoàng Thị Thanh Vân ở Nguyễn Biểu (Ba Đình, Hà Nội) cũng cho biết, 3 năm nay, cứ đến mùa currant là chị lại nhờ người thân ở Úc mua rồi gửi về Việt Nam cho chị.
Theo chị Vân, quả currant có các màu như đỏ, hồng và đen. Song, chị hay mua loại quả hồng và đỏ vì nhìn màu chúng đẹp như những chuỗi ngọc. Đặc biệt, loại quả này ngoài ăn ngay còn có thể làm siro pha nước uống giải nhiệt, làm mứt phết vào bánh mỳ ăn sáng.
“Cũng may, năm nay tôi không phải nhờ bạn bè mua ở nước ngoài gửi về nữa vì đã tìm được mối đặt mua. Thích ăn thì chỉ cần đặt trước một tuần là có hàng, song, giá của họ bán ra cũng khá đắt đỏ bởi ở nước mình quả này còn khá mới lạ, thuộc hàng hiếm không phải cửa hàng hoa quả nào cũng có bán”, chị nói.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Toàn, chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu tại đường Cầu Giấy (Hà Nội) nói thêm, đây là loại cây thuộc họ dâu, quả tròn, vị chua, có hạt, mỗi chùm có khoảng chục quả chứ không giống các loại nho thông thường khác, khi chín có màu đỏ tươi, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới. Nho chỉ nhỏ như trứng cá, song quả nào cũng tròn căng mọng, lại thêm cuống xanh trông rất đẹp, nhìn như chuỗi hạt cườm lóng lánh.

Về đến Việt Nam, nho currant có giá lên đến 2 triệu đồng/kg
Về đến Việt Nam, nho currant có giá lên đến 2 triệu đồng/kg
Anh Toàn cho hay, nho đỏ currant không chứa chất béo, cholestrol, lượng calo thấp, cung cấp nguồn vitamin C, vitamin A, chất chống oxy hóa tốt cho sức đề kháng. Có thể dùng nho này để trộn salad, làm mứt ăn, xay sinh tố, ngâm siro, trang trí các loại bánh,...
“Ngoài loại nho đỏ này, currant còn có ba màu khác nữa là màu hồng trong suốt, màu trắng và màu đen cũng rất hấp dẫn, nhất là loại quả màu hồng luôn được chị em ưu ái chọn mua”. Tuy nhiên, ở Việt Nam loại quả này vẫn còn mới, không phải ai cũng biết. Nhiều khách còn vào hỏi vì thấy lạ, tò mò - anh Toàn nói.
Cũng theo anh Toàn, hiện cửa hàng có bán loại nho đỏ currant với giá 500.000 đồng/250g (2 triệu đồng/kg) nhưng số lượng rất hạn chế vì loại quả này kén khách, chỉ dành cho các gia đình có điều kiện kinh tế. Thế nên khách muốn mua phải đặt trước khoảng 1 tuần vì xách tay về từ Pháp theo đường hàng không.
Chị Đinh Thị Hà, một người Việt sống tại bang Oregon của Mỹ, cho biết, chị đi các nước châu Âu, Mỹ thấy trồng khá nhiều loại quả currant này, vào mùa hè currant sẽ chín rộ.
“Đi siêu thị mua currant giá trên dưới 500.000 đồng/kg tùy thời điểm, còn về đến Việt Nam đắt như vậy có thể là do tiền công vận chuyển bằng đường hàng không khá cao, với lại đây cũng là loại quả thuộc hàng hiếm”, chị Hà chia sẻ.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Choáng với giá càng cua đồng gần gấp đôi thịt bò

Trên thị trường Hà Nội, món càng cua đồng đang “bốc hỏa” với mức giá lên tới 350.000 đồng/kg. Khan hiếm nên muốn thưởng thức món này, người dân chỉ còn cách đi chợ từ rất sớm hoặc đặt trước từ nhiều ngày trước đó
Khan hiếm và sốt giá
Càng cua đồng lại trở nên khan hàng và sốt giá, có thời điểm lên tới 350.000 đồng/kg. Theo bà Lan, bán cua đồng tại chợ Đồng Xa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, càng cua đồng đang đắt gần gấp đôi thịt bò, từ 320.000 - 350.000 đồng/kg nhưng người đổ mối không nhiều nên nhập đến đâu là bán hết đến đó. Vì thế, nếu ai muốn mua phải đi từ sáng sớm hoặc dặn trước thì bà mới để lại cho vì “các nhà hàng rất khoái món này”. Khi tôi thắc mắc, vì sao càng cua lại đắt trong khi cua đồng loại cả con lại giảm giá, bà Lan chia sẻ: “Càng cua cực kén khách, không phải ai cũng ăn được. Còn người có điều kiện ăn được thì họ luôn sẵn sàng mua. Hơn nữa, các nhà hàng cũng có khách sộp chuộng món này nên thường phải đặt trước”.
cơn sốt, cua đồng, thịt bò, càng cua, Hà Nội, khan hiếm, cơn-sốt, cua-đồng, thịt-bò, càng-cua, Hà-Nội, khan-hiếm,
Người mua chần chừ, chọn lựa kỹ lưỡng khi mua cua đồng
Giải thích về chuyện “sốt” càng cua đồng, anh Nguyễn Văn Trình - Bếp trưởng một nhà hàng ở Trần Thái Tông, Hà Nội cho hay: “Càng cua là chỗ nhiều thịt nhất của con cua. Nó mang lại “giá trị dinh dưỡng cao với đầy đủ các nhóm vitamin B và khoáng chất như: sắt, kali, canxi”... đồng thời là “vị thuốc quý” đặc biệt rất tốt cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu canxi, chậm biết đi, biếng ăn, trướng bụng...”.
Mặt khác, nó còn là món ăn khoái khẩu của các thực khách, với những cách chế biến đa dạng và vô cùng hấp dẫn như: hấp, rang muối, xào sả ớt, sốt chua ngọt, tẩm bột chiên giòn hay làm lẩu, súp... Nhưng cái chính khiến các nhà hàng đua nhau thu mua là càng cua đồng luôn để được lâu hơn so với nguyên con hoặc xay nhuyễn. “Nếu bảo quản đông lạnh, trung bình cả con chỉ để được 1 tuần, cua xay để được 10 ngày còn càng cua có thể để được nửa tháng”.
Anh Trình cũng bật mí thêm, nếu chẳng may cua có mùi lạ thì “càng của nó cũng dễ sơ chế nhất, chỉ cần ngâm qua nước lạnh rồi cho gừng rượu vào thì sẽ trở nên thơm ngon, tươi mới”. Vì thế, dù có giá trên trời, càng cua vẫn được các nhà hàng tranh nhau thu mua.
cơn sốt, cua đồng, thịt bò, càng cua, Hà Nội, khan hiếm, cơn-sốt, cua-đồng, thịt-bò, càng-cua, Hà-Nội, khan-hiếm,
Bếp trưởng Nguyễn Văn Trình lý giải về cơn sốt càng cua.
Trong khi càng cua đồng đang sốt hàng, bán chạy dù giá cao thì cua đồng thịt lại bị khách ngó lơ dù giá giảm. So với những tháng trước, giá cua đồng đã giảm một cách đáng kể. Nếu như đầu mùa, giá bán lẻ tại các chợ dao động từ 160.000 - 180.000 đồng/kg thì thời điểm hiện tại chỉ còn 120.000 - 140.000 đồng/kg tùy loại lớn nhỏ. “Trước đây vào thời gian này, hàng trăm kg cũng hết nhưng bây giờ ế lắm, mỗi ngày bán được vài yến là mừng lắm rồi”, bà Lan ngậm ngùi.
Quả thực, dạo quanh một số chợ ở Hà Nội như: Thành Công, Ngọc Khánh, Nghĩa Tân, Cầu Diễn, Nhổn... tình trạng buôn bán cua đồng cũng không mấy khả quan. Đã xẩm tối nhưng các hàng cua vẫn còn đầy ắp. Có khách bước vào, các hàng đua nhau mời chào: “Từ sáng tới giờ bán được có vài cân, lấy hộ chị ít nhé, chị sang tay cho, còn về”. Nhìn không khí ảm đạm ở các khu chợ, rõ ràng tình trạng buôn bán không khá khẩm là mấy. Mặc cho cua đồng liên tục xuống giá nhưng bán rất chậm.
Bà Chung, một người chuyên buôn bán cua ở chợ Nhổn, quận Bắc Từ Liêm cho hay: “Mặc dù đang vào chính vụ nhưng lượng hàng cung ứng từ các đầu mối ở Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng... cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.” Vì thế hầu hết cua đồng đưa ra Hà Nội chủ yếu nhập từ miền Trung và miền Nam. Trong khi đó, cua miền trong “vừa hôi, vừa tanh, không ngọt thịt” nên giá có rẻ đi một nửa người mua vẫn từ chối, chủ yếu nhập lại cho các nhà hàng.
Lý giải về điều này bà Chung cho biết thêm: “Cái chính là cua miền trong chủ yếu được đánh bằng thuốc nên yếu lắm, để một lúc là chết hàng loạt thì ai dám mua. Có trót nhập về cũng chỉ còn cách xay nhuyễn ra hoặc đổ lại cho các nhà hàng với giá rẻ”.
Mặt khác, thời gian gần đây bà con sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón nên sản lượng cua, cá trong tự nhiên giảm đáng kể. Nắm bắt được điều này các trang trại nuôi cua đồng đua nhau mọc lên. Và dĩ nhiên “cua nuôi” sẽ biến thành “cua đồng” khiến người mua không khỏi hoang mang, lo lắng. Bởi từ trước đến nay, người tiêu dùng thường có tâm lý ái ngại với những gì “nhân tạo”.
Đó cũng là lý do vì sao, vài năm trở lại đây nhiều người lại dè dặt với món dân dã này. Dù đã ngắm nghía kỹ càng, xem xét tất cả các hàng, chị Minh vẫn chần chừ, do dự khi quyết định chọn mua món khoái khẩu. Vì lo thật giả lẫn lộn, “cua nuôi biến thành cua đồng, cua đồng thì bị đánh thuốc nên dù rất thích nhưng nhà mình cũng ít ăn món này” - chị Minh cho biết.

(Theo Gia Đình & Xã Hội)


Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Ma trận nguyên liệu bánh Trung thu

Trong khi phong trào làm bánh Trung thu tại nhà tiếp tục phát triển, việc bánh có đảm bảo an toàn thực phẩm thì không ai dám chắc khi nguyên liệu bị thả nổi, còn việc thanh, kiểm tra chỉ như: cưỡi ngựa xem hoa.

Ngày 26/8, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy gần 1 tấn nhân bánh Trung thu, không rõ nguồn gốc, thu được tại nhà kho 84 Phú Viên, quận Long Biên, Hà Nội. Trước đó, đêm 23/8, Đội quản lý thị trường số 11 Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát Môi trường và Công an quận Tây Hồ thu giữ 2.000 kg nhân bánh không rõ xuất xứ…
Khách hàng hoang mang trước “ma trận” các loại bánh Trung thu. Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhan nhản nguyên liệu không nguồn gốc
Tại phố Hàng Buồm, con phố sầm uất chuyên bán rượu bánh, đồ khô, nay cũng bán thêm nguyên liệu làm bánh. Cửa hàng số 84 Hàng Buồm, toàn bộ nguyên liệu được bày công khai ngoài vỉa hè. Trên các can nhựa ghi các dòng chữ viết bằng bút dạ: Nước đường bánh nướng, nước đường bánh dẻo, nước hoa bưởi… Chủ cửa hàng cho biết, nước đường bán giá 60.000 đồng/kg, mỗi ki-lô-gam nước đường có thể làm được khoảng 30 bánh. Bày la liệt phía dưới là những túi ni lông trong suốt, buộc chun ghi nhãn viết tay, không hạn sử dụng. Ở đây có đầy đủ các loại nhân như: hạt dưa, hạt sen, đậu xanh, trứng muối…
Tại chợ Đồng Xuân, có nhiều cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh hơn. Một chủ ki-ốt cho biết: Năm nay, ngoài nhân khô, cửa hàng mới nhập thêm các loại nhân đóng gói sẵn loại 2 kg, 5 kg, như sen nhuyễn, trà xanh, khoai môn, đậu xanh, sữa dừa. Các loại nhân  đậu xanh, mè đen, trà xanh, mãng cầu… có giá khoảng 40.000 đồng/kg, đắt nhất là nhân thập cẩm, giá 180.000 đồng/kg. Ở đây cũng bày bán một loạt các loại khay, túi, hộp, nhãn… để người làm bánh có thể hoàn thiện sản phẩm. Hộp giấy đựng bánh có giá từ 10.000 đồng, tới 90.000 đồng/hộp; khay túi dao động từ 70.000 - 90.000 đồng/100 bộ. Khi được hỏi về chất lượng các loại nhân bánh, bà chủ ki ốt xuề xoà: “Mỗi năm chị bán cả trăm triệu tiền hàng, các cửa hàng lớn còn nhập, không phải lo!”.
Năm nay, mạng xã hội cũng tích cực tham gia vào công đoạn cung cấp nguyên liệu cho bánh Trung thu “handmade”. Chị Thu Hà, chủ một gian hàng trực tuyến tại phố Kim Ngưu cho biết, mỗi ngày cửa hàng bán được gần 30 kg bột các loại, còn nhân thì nhiều hơn. Chị Hà cho biết, giới trẻ thường thích nhân có vị ngọt vừa, chứ không ngọt đậm như loại chợ hay bán. “Càng ngọt thì càng dễ bảo quản, còn nhân ngọt vừa thì ít chất bảo quản hơn”, chị Hà nói. Tuy nhiên khi được hỏi về nguồn gốc các sản phẩm chế biến, chủ hàng chỉ nói rằng đây là “hàng nhập”.
 - ảnh 1
Nguyên liệu làm bánh không rõ xuất xứ
Trao đổi với Tiền Phong, bác sỹ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng cho biết, bánh Trung thu là một sản phẩm có đa dạng các loại thực phẩm, các loại gia vị, phụ gia thực phẩm (chất tạo mầu, chất bảo quản, chất chống mốc)... Mỗi loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao. Trong khi chế biến nếu không đảm bảo quy trình vệ sinh: từ sơ chế nguyên liệu, nơi chế biến, dụng cụ chế biến, vệ sinh và sức khỏe của người chế biến cũng có thể làm sản phẩm mất an toàn. Bs Tiến cho biết, để bảo đảm an toàn thực phẩm bánh trung thu, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm, nhà sản xuất, nơi bảo quản và nơi bán sản phẩm của cơ sở kinh doanh và khi sử dụng bánh.
Kiểm tra kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”?
Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, thời điểm này bắt đầu vào mùa sản xuất cao điểm của các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh bánh Trung thu. Cũng như mọi năm, vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là mối quan tâm của người dân và cơ quan chức năng. “Hiện các đoàn kiểm tra các sở, ngành liên quan đang tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh. Nội dung kiểm tra chủ yếu là nguồn gốc xuất xứ của phụ gia thực phẩm, nguyên liệu để sản xuất bánh Trung thu. Ngoài ra kiểm tra các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh phụ gia thực phẩm, nguyên liệu, bao bì bánh Trung thu”, ông Cường cho biết.
Theo cơ quan chức năng, vì lợi nhuận nên xảy ra tình trạng các cơ sở sản xuất vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thậm chí có cơ sở cố tình vi phạm. Do đó năm nay, các đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các làng nghề truyền thống như Xuân Đỉnh, Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm); La Phù (Hoài Đức); Liên Ninh (Thanh Trì) và các nhà hàng, khách sạn có sản xuất bánh Trung thu cũng như các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh phụ gia thực phẩm, nguyên liệu, bao bì bánh Trung thu.
 - ảnh 2
Các loại nguyên liệu làm bánh Trung thu được bày bán tràn lan trên phố Hàng Buồm. Ảnh: Như Ý
Trao đổi với phóng viên, ông Tô Sơn Hồng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 24 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết, các nguyên liệu đầu vào của các cơ sở sản xuất bánh Trung thu như phụ gia thực phẩm, nguyên liệu, bao bì…, nhập lậu hay không rõ nguồn gốc phải được xử lý và bắt từ khâu vận chuyển, khi đã vào thị trường, vào cơ sở sản xuất thì không biết đâu mà lần.
“Chỉ riêng địa bàn huyện Hoài Đức có trên 10 cơ sở sản xuất bánh Trung thu. Chúng tôi đề nghị các cơ sở sản xuất này phải ký cam kết về nguyên liệu đầu vào của sản phẩm mình sản xuất. Nhưng thực tế họ sản xuất như thế nào là chuyện khác”, ông Hồng nói.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, khi sản xuất hàng hóa phát triển đa dạng quyền lựa chọn thuộc về khách hàng. Tuy nhiên, riêng mặt hàng bánh Trung thu người tiêu dùng khó có thể thông thái được. “Cứ đến hẹn lại lo về chất lượng sản phẩm bánh Trung thu trên thị trường. Việc này tồn tại kéo dài nhiều năm nay chưa được giải quyết là có cái lý của nó. Chúng ta không kiểm soát ngay từ đầu vào nguyên liệu, điều kiện sản xuất, hệ thống phân phối của các cơ sở sản xuất này, giao dịch mua bán không có hóa đơn chứng từ. Trong khi các cơ quan quản lý như y tế, Công Thương…, chỉ khi đến dịp lễ mới đi kiểm tra thì không ổn. Hàng nghìn cơ sở sản xuất, còn địa điểm bán không đếm xuể mà chỉ có vài đoàn kiểm tra dịp cao điểm thì chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” thôi”, ông Phú nói.
Khi được hỏi về chất lượng các loại nhân bánh, bà chủ ki ốt xuề xoà: “Mỗi năm chị bán cả trăm triệu tiền hàng, các cửa hàng lớn còn nhập, không phải lo!”.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons