Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Mốt đặc sản gà ri ăn tết: Cháy hàng, lãi lớn

Tết đến, gà ri đặc sản đang thắng lớn do nắm bắt được đúng thị hiếu của người tiêu dùng. Dân nuôi gà ri thu được hàng vài trăm triệu đồng tiền lãi trong mùa Tết này.
Tranh nhau vào vườn đặt mua
Lứa gà ri của nhà anh Nguyễn Văn Tuất  (Lục Nam - Bắc Giang) còn 1 tuần nữa mới đến ngày xuất chuồng, song, trước cả tháng nay dân buôn gà tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác đã lặn lội lên tận vườn đồi nhà anh để đặt mua cả đàn với giá cao lên tới 80.000/kg, rồi nay còn lên đến 90.000 đồng/kg. Song, anh đều từ chối vì đã có một cửa hàng đặt bao tiêu từ ngày đưa gà giống về nuôi.
Theo anh Tuất, ngày trước anh chủ yếu nuôi con gà công nghiệp chỉ cần nuôi 3 tháng đến 3,5 tháng là xuất chuồng. Tuy nhiên, đầu ra không có, giá cả bấp bênh do thị trường chê khiến nhà anh phải đối diện với cảnh thua lỗ nặng, nhiều lúc bỏ không chuồng trại.
Gà ri, gà ri đặc sản, Tết nguyên đán, chăn nuôi, thu lãi, người chăn nuôi, thị trường, mùa tết, gà sạch, gà thả vườn, gà-ri, gà-ri-đặc-sản, tết-nguyên-đán, chăn-nuôi, thu-lãi, người-chăn-nuôi, thị-trường, mùa-tết, gà-sạch, gà-thả-vườn
Gà ri chăn thả theo phương pháp truyền thống đang được dân buôn tranh nhau đặt mua vào dịp Tết này
Gần một năm lại đây, anh chuyển hẳn sang nuôi gà ri đặc sản theo phương pháp truyền thống và đảm bảo gà sạch.
Theo đó, gà chỉ ăn cám tháng đầu tiên để đảm bảo có lực tránh các bệnh tật, sau đó chuyển hoàn toàn sang ăn ngô, lúa, rau, cây chuối và được thả trên những khu vườn đồi rộng cả ha. Thời gian nuôi bắt buộc phải đủ 6 tháng mới được xuất bán để thịt gà đạt độ thơm ngon, chắc thịt.
Mặc dù thời gian nuôi kéo dài, năng suất không cao bởi trọng lượng gà ri đặc sản rất nhỏ, lại không thể nuôi tập trung được với số lượng lớn. Song, đổi lại, giá bán luôn ổn định và ở mức cao, đặc biệt là đầu ra cực kỳ tốt. Không bao giờ phải lo gà ế. anh Tuất cho hay.
Theo anh Tuất, nếu xuất hết đàn gà ri đặc sản này của anh thì vợ chồng anh sẽ thu được khoảng 100 triệu đồng tiền lãi cho cả vụ nuôi. Năm nay anh nuôi được 3 lứa, lứa nào cũng có lãi và vụ tết này được giá nhất.
Nhà chị Nguyễn Thị Bằng ở Lạc Sơn (Hòa Bình) năm nay cũng liên tục cháy hàng gà ri. Chị Bằng khoe, nếu tính cả lứa gà xuất bán vào dịp Tết này thì năm nay xuất được khoảng 3.000 con gà. Trừ hết chi phí chị lãi được khoảng 300 triệu đồng.
Theo chị Bằng, từ hồi chị nuôi gà ri thuần chủng, chị chưa bao giờ phải tự tay đem con gà ra chợ bán vì tất cả đã được các cửa hàng ở Hà Nội nhận bao tiêu gà thành phẩm cho chị. Thậm chí, vào những dịp lễ Tết dân buôn còn tranh nhau đặt mua gà nhà chị.
Gà ri, gà ri đặc sản, Tết nguyên đán, chăn nuôi, thu lãi, người chăn nuôi, thị trường, mùa tết, gà sạch, gà thả vườn, gà-ri, gà-ri-đặc-sản, tết-nguyên-đán, chăn-nuôi, thu-lãi, người-chăn-nuôi, thị-trường, mùa-tết, gà-sạch, gà-thả-vườn
Nhờ đó, người nuôi gà ri luôn có thu nhập ổn định ở mức khá cao
Gà ri thắng gà công nghiệp
Ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH XNK Cây Tre Vàng Việt Nam - nhãn hiệu Hatthocvang Vietnam nhận định, thị trường tiêu thụ con gà ri cực kỳ tiềm năng nếu dân biết làm đúng cách. Gà ri đặc sản mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường.
Theo anh Hòa, thị hiếu tiêu dùng của người Việt đều thích ăn gà tươi, thịt dai chắc. Song, mỗi vùng miền đều có thị hiếu về gà khác nhau. Ví dụ như người miền nam, họ thường chọn những con gà ri có trọng lượng từ 1,8-2kg, chân nhỏ, màu vàng, tuyệt đối không mua những con gà chân chì hay chân trắng.
Người miền Bắc và miền Trung thì thích ăn loại có trọng lượng từ 1,2-1,4kg. Đây là gà ri thuần chủng, thịt loại này cực kỳ dai chắc và thơm ngon, các loại gà mía lai, gà ta thả vườn cho ăn cám công nghiệp đều không phải lựa chọn của họ.
Song, ông Hòa cũng lưu ý, để giữ chân được người tiêu dùng, người nuôi gà ri đặc sản phải chuẩn cẩn thận từ khâu chọn giống, chuẩn về quá trình phòng ngừa dịch bệnh, về thức ăn, chuẩn về quá trình nuôi chăn thả theo quy trình VietGap.
Khi con gà ri đặc sản xuất bán ra thị trường người dân mua về ăn thịt phải thơm ngon, ngọt, dai chắc, da vàng mỏng mới là con gà chuẩn.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Công ty Giống gà đặc sản ở Thường Tín (Hà Nội) cũng chia sẻ, bài học đắt giá nhất của người chăn nuôi khi chọn sai hướng đi cho con gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).
Theo đó, mặc dù có thương hiệu, được quan tâm phát triển, nhưng do cách làm “hớt váng” của người dân, cho gà ăn cám công nghiệp nhiều trong khi con giống bị pha tạp, thời gian nuôi cũng chỉ hơn 3 tháng (gà còn non) nên khi bán ra thị trường bị người tiêu dùng tẩy chay do thịt không đạt chất lượng khiến giá gà giảm mạnh, người dân thua lỗ nặng.
“Trong khi đó, tôi đã chứng kiến những hộ nuôi gà ri đặc sản ở vùng Lạc Sơn (Hòa Bình) hai năm nay rồi, chưa bao giờ họ phải chịu lỗ vì giá gà xuống thấp. Lúc thị trường bất ổn nhất, gà ri đặc sản của họ vẫn tiêu thụ được và người chăn nuôi vẫn thu được khoản lãi từ 30-40 triệu đồng/1.000 con gà”. Ông Tiến nói.
Thời điểm hiện tại, gà ri thuẩn chủng có giá bán 160.000-170.000 đồng/kg, gà ri máu 3/4 có giá bán 100.000-120.000 đồng/kg.
Ông Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, người Việt thích ăn gà tươi, đặc biệt là loại gà có chất lượng thịt thơm ngon, dai chắc.

Theo ông, nếu người dân đánh chúng vào thị hiếu này, nuôi các loại gà đặc sản theo phương pháp thả vườn thì sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường, đánh bật các loại gà ngoại và người chăn nuôi sẽ giữ vững được vị thế của mình trên sân nhà khi tham gia vào thị trường TPP.




Nhà giàu Hà thành chi hàng chục triệu đồng mua hàng ngoại ăn Tết

CHỊ VƯƠNG HOÀI AN, GIÁM ĐỐC MỘT DOANH NGHIỆP CHUYÊN KINH DOANH MỸ PHẨM CHIA SẺ, RIÊNG CHI PHÍ BÁNH KẸO, HOA QUẢ NGOẠI MÀ CHỊ ĐẶT TIẾP VIÊN XÁCH TAY VỀ CŨNG LÊN TỚI CẢ CHỤC TRIỆU ĐỒNG. NGOÀI RA, CHỊ CÒN ĐẶT THÊM THỰC PHẨM TƯƠI NHƯ THỊT BÒ ÚC, CÁ HỒI NA UY…

Còn 02 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán năm 2016 nhưng chị Trần Thanh Hiền, vợ của sếp một doanh nghiệp lớn kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, đã mua sắm, chuẩn bị gần đầy đủ đồ ăn, thức uống để mang biếu tặng và sử dụng trong dịp này. Các mặt hàng được chị Hiền lựa chọn cẩn thận và hầu hết có nguồn gốc “ngoại” từ đùi gà Hàn Quốc, lạp xường Campuchia cho tới nho khô Úc, rượu vang Pháp, bánh kẹo Nga…
“Ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, măng miến thuần Việt ra thì các món ăn khác nhà mình hầu hết đều gắc mác ngoại. Không phải “sính” hàng ngoại đâu mà căn bản là lựa chọn vậy để yên tâm hơn trong khâu an toàn thực phẩm và cũng sang trọng hơn khi mang biếu tặng”, chị Hiền nói.
Chỉ nhặt hàng ngoại khi đi siêu thị
Để phục vụ cho nhu cầu Tết, các sản phẩm bánh kẹo gần như đã phủ kín từ các cửa hàng tạp hoá nhỏ cho tới các siêu thị ở Hà Nội. Đáng chú ý, cùng với các dòng sản phẩm trong nước, các loại bánh kẹo ngoại nhập khẩu cũng chiếm một vị trí tương đối lớn trên các kệ hàng, chiếm tỷ lệ có phần “nhỉnh” hơn so với hàng nội.
Chị Nguyễn Thu Hồng (Xa La, Hà Đông) cho hay: “Cùng mức giá trên 100 nghìn đồng, tôi có thể lựa chọn một hộp bánh của Malaysia có mẫu mã bắt mắt hơn thay vì một hộp bánh của nhà sản xuất trong nước. Các sản phẩm kẹo cũng tương tự như vậy, chưa biết chất lượng tốt hơn như nào nhưng gắn mác ngoại mà giá tương đương, mẫu mã đẹp thì cũng được ưu tiên hơn khi mang biếu Tết”.
Chung chia sẻ, chủ một cửa hàng tạp hoá tại Cầu Giấy cho hay: “Khách hàng trong nước vốn rất chuộng các loại bánh kẹo từ Thái Lan, Malaysia hay Hàn Quốc. Sức mua đối với các sản phẩm này luôn tăng mạnh hơn nhờ bao bì bắt mắt, sang trọng, giá cũng không quá đắt đỏ”.
Đối với mặt hàng đồ uống, mặc dù có mức giá cao hơn hẳn nhưng dòng bia ngoại nhập khẩu cũng tiêu thụ tương đối tốt. Hiện trên thị trường, các sản phẩm bia nhập khẩu từ Đức, Bỉ, Mỹ, Pháp hay Hà Lan… đang có mức giá bán ra tới tay người tiêu dùng cao hơn so với mặt bằng bia sản xuất trong nước, dao động trên dưới 1 triệu đồng/thùng, cao gấp 3 - 4 lần so với sản phẩm bia nội quen thuộc.
Thậm chí, với những người tiêu dùng như chị Lê Hồng Nhung (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trước đó cả 2 tháng, chị đã sắm đầy đủ các vật dụng mới để bày biện dịp Tết. Ngoài đồ khô như bánh kẹo, rượu vang, những đồ trang trí như lọ hoa, khăn trải bàn hay đồ dùng bếp từ bộ ấm chén cho tới bộ nồi nấu ăn cũng được chị lựa chọn cẩn thận tại các cửa hàng, siêu thị với nguồn gốc chủ yếu xuất xứ từ Singapore, Pháp hay Đức.

Vài năm gần đây, người tiêu dùng còn có xu hướng “chuộng” cả những dòng sản phẩm bánh kẹo “xách tay” từ Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản… 
Vài năm gần đây, người tiêu dùng còn có xu hướng “chuộng” cả những dòng sản phẩm bánh kẹo “xách tay” từ Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản… 
Chi hàng chục triệu đặt thực phẩm ngoại
Ngoài các kệ hàng tại cửa hàng tạp hoá hay siêu thị, vài năm gần đây, người tiêu dùng còn có xu hướng “chuộng” cả những dòng sản phẩm bánh kẹo “xách tay” từ Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản… Các dòng sản phẩm này tuy có mức giá cao hơn nhưng cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để mang biếu, tặng.
Anh Nguyễn Minh Quân, nhân viên kinh doanh tại một công ty Nhật Bản có trụ sở tại Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Để chuẩn bị cho dịp Tết này, tôi đã nhờ những người bạn Nhật làm trong công ty đặt mua giúp hơn chục chai rượu để biếu Tết. Năm nay, do đồng Yên tăng nên giá cũng tăng đáng kể, mỗi chai tăng tới 300-400 nghìn đồng. Tuy nhiên, mọi năm quen biếu mọi người loại này rồi nên tôi cũng không có ý định lựa chọn sản phẩm khác”.
Trong khi đó, chị Vương Hoài An, giám đốc một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mỹ phẩm cũng chia sẻ, riêng chi phí bánh kẹo, hoa quả ngoại mà chị đặt tiếp viên xách tay về cũng lên tới cả chục triệu đồng. Ngoài ra, chị còn đặt thêm thực phẩm tươi như thịt bò Úc, cá hồi Na Uy…
“Tính sơ sơ giờ tôi đã mua một thùng nho khô Úc nguyên cành 4kg đã tốn 2 triệu đồng, chục gói bánh kẹo của Đức mất hơn 3 triệu, hồng sấy khô Hàn Quốc giá hơn 1,2 triệu/hộp. Sát Tết, hàng về còn cherry New Zealand và dâu tây Hàn Quốc cùng khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/kg, nho Peru gần 700 nghìn đồng/kg...”, chị An nhẩm tính.
Theo chị Lưu Quỳnh Mai, một người chuyên kinh doanh các mặt hàng xách tay, năm nay các mặt hàng thực phẩm Tết được khách hàng ưa chuộng tại cửa hàng của chị chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu. “Như đùi gà Hàn Quốc năm nay rất “hot”, mỗi ngày tính cả bán lẻ và bán buôn, lượng tiêu thụ phải tới cả trăm cái, rồi chưa kể các món như xúc xích, thịt nguội… bán rất tốt”, chị Mai nói.


Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Bánh chưng khác lạ khiến bao người mê mẩn, làm quà biếu độc đáo

 Ngoài bánh chưng xanh truyền thống, người dân các vùng miền còn biến tấu ra rất nhiều loại bánh chưng khác có vị ngon lạ và vô cùng độc đáo.

Miền Bắc có rất nhiều loại bánh chưng, nào là bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm, bánh chưng nếp cẩm, bánh chưng ngọt hay bánh chưng chay… Ở miền Nam, món bánh chưng chính là bánh tét hình trụ. Còn ở miền Trung có món bánh chưng đen và trắng.
Bánh chưng gấc
Bánh chưng gấc vừa dẻo, có vị mặn ngọt và màu đỏ đẹp tượng trưng cho phú quý phát tài, mang lại nhiều may mắn. Cách gói bánh chưng gấc như gói bánh chưng xanh, nhưng khi bóc ra, ruột bánh chưng gấc đỏ.
Bánh chưng gấc được làm từ các nguyên liệu tươi ngon như: nếp, đậu xanh, gấc, thịt heo, gia vị… bề ngoài vẫn xanh như bánh chưng xanh nhưng khi bóc ra, ruột đỏ au, gạo dẻo, nhuyễn lại có vị mặn ngọt của gấc và các gia vị truyền thống của người Việt, tạo nên một mùi vị đặc biệt.
Trong ngày lễ tết, ngày rằm, gia đình nào cũng chuộng màu đỏ với quan niệm màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Do đó bánh chưng gấc rất được yêu thích.
Bánh chưng nếp cẩm
Bánh chưng nếp cẩm có vỏ bánh có màu đen tím của hạt nếp cẩm. Vỏ bánh khi ăn rất mềm và dẻo, ăn vào có cảm giác thanh mát.
Nhân của bánh có vị rất mới lạ, được trộn thêm hành vào nhân thịt mỡ, với hạt tiêu vỡ được bọc trong vỏ ngoài là đậu xanh.
Đỗ xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Đỗ được vỡ đôi, ngâm nước, đãi sạch vỏ trộn một ít muối. Thịt chọn gói bánh là loại thịt ba chỉ ngon từ lợn miền ngược thả rông chắc nịch, thái miếng to, ướp muối, hạt tiêu ngấm đều.
Bánh chưng cốm
Bánh chưng cốm là bánh chưng đặc biệt được biến tấu từ bánh chưng xanh truyền thống nhưng bánh chưng cốm ngày càng trở nên hấp dẫn với đông đảo người tiêu dùng bởi hương vị thơm mát của cốm và nồng nàn hương nhân thịt, đậu, tiêu.
Để làm bánh chưng cốm cần nguyên liệu như sau: gồm cốm khô, gạp nếp làm lớp vỏ ngoài của bánh. Nhân bánh chưng cốm hoặc là nhân mặn hoặc là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Cốm hồ càng nhiều màu xanh thì càng lên màu xanh kiểu con lông con két.
Bánh chưng cốm được làm từ cốm nên khi bóc ra vỏ ngoài của bánh hơi ướt hơn so với bánh chưng xanh truyền thống nhưng bù lại rất dẻo, mềm.
Bánh chưng nhân ngọt
Bánh chưng ngọt sử dụng gạo nếp, đỗ xanh, đường phên, thịt lợn nạc hơn bánh chưng thường. Bánh chưng ngọt cầu kì hơn trong khâu gói khi đường phên phải là đường ngon, được cạo mỏng từ những tảng lớn, màu nâu sậm, vị ngọt đậm.
Gói bánh chưng ngọt cần hoa hồi, chút vỏ quế, dừa, thế mới làm nên hương vị đặc biệt. Hoa hồi khô mua ở tiệm thuốc Bắc cùng vỏ quế được nghiền thành bột mịn rồi ướp với thịt, nước mắm, hạt tiêu. Đường phên gói đến đâu, cạo tới đó để tránh đường bị ướt.
Gói bánh chưng ngọt không cần ngâm gạo hay luộc đỗ trước. Bánh cứ thế gói, luộc kỹ, miếng bánh ăn mềm mát. Một bát gạo, một bát đỗ, vài lát thịt, một lớp dày đường phên, phủ thêm gạo, đỗ, gói chặt lá dong, lạt ống giang, chiếc bánh chưng đem luộc đến gần 12 tiếng sẽ được độ ngon nhất.
Nếu như bánh chưng mặn được làm sao cho chiếc bánh bóc ra xanh từ trong ra ngoài thì bánh chưng ngọt được làm đơn giản hơn bởi màu bánh đã là màu nâu cánh gián của đường phên. Nhìn màu vỏ bánh cũng có thể phân biệt vị bánh bên trong.
Bánh tét
Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng xanh truyền thống thì người miền Nam lại có loại “bánh chưng” của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài, mỗi chiếc nặng trung bình khoảng 1kg. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét dùng lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đậu (đỗ) theo chiều của lá và quấn bằng lạt mềm để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm…
Bánh chưng đen – trắng
Ngày Tết ở miền Trung họ gói cả bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng ở miền Trung thì thường được gói bé hơn chiếc bánh chưng ngoài Bắc và đặc biệt ít nhân hơn. Bánh tét thì giống như trong miền Nam, tuy nhiên, món bánh này lại không được dùng làm quà biếu trong những ngày đầu năm như ở miền Nam.
Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc biệt của riêng mình. Ví dụ như ở Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh Nam, có hai loại là bánh chưng trắng và bánh chưng đen. Về phần nhân bánh chưng đen và bánh chưng trắng cũng giống bánh chưng dưới xuôi, bánh gồm: vỏ gạo nếp (có thể là gạo nếp thường hoặc gạo nếp cẩm), nhân đậu, thịt mỡ, chỉ hơi khác chút xíu về hình dáng. Món bánh này đặc biệt mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách ưa chuộng. Miền Bắc gói bánh chưng vuông còn họ lại gói hơi thuôn dài một chút. Với bánh chưng trắng thì có đặc điểm là lớp vỏ ngoài trắng muốt chứ không “mặc” một lớp áo xanh như ta thường thấy. Còn bánh chưng đen thì trước khi gói, gạo sẽ được nhuộm đen rồi mới đem gói. Điều đặc biệt là khi ăn bánh chưng đen không bị nóng cổ nóng ruột như các loại bánh chưng bình thường nên nhiều người rất thích loại bánh này.




Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hoa lan nhập ngoại đón Tết giá trăm triệu vẫn đắt khách

NHỮNG CHẬU LAN HỒ ĐIỆP, ĐỊA LAN RỰC RỠ NHẬP KHẨU TỪ HÀN QUỐC, TRUNG QUỐC CÓ GIÁ TỪ VÀI CHỤC CHO TỚI CẢ TRĂM TRIỆU ĐỒNG VẪN ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI ĐẶT MUA DỊP TẾT.

Còn nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng số lượng người đến đặt lan để chơi Tết, làm quà biếu tặng và đặt ở cơ quan, văn phòng đã rất đông.

Một chậu lan hồ điệp vàng 9 tầng hoa, 300 cành có giá hơn 100 triệu đồng.
Một chậu lan hồ điệp vàng 9 tầng hoa, 300 cành có giá hơn 100 triệu đồng.
Giá của mỗi chậu lan được tính theo cành: lan hồ điệp từ 350 – 400 ngàn đồng/cành, địa lan đều trên 450 ngàn đồng/cành.
Chị Trần Bích Hằng, chủ một cửa hàng hoa lan trên đường Nghi Tàm (Hà Nội) cho biết, một số giống địa lan chỉ thích hợp với khí hậu lạnh giá ở Hàn Quốc hay các nước có khí hậu lạnh giá, ngoài ra, phí vận chuyển cao cũng khiến giá hoa bị đẩy lên.
“Khách của cửa hàng chúng tôi đa phần là đặt hoa cho các cơ quan, công ty lớn. Đặc điểm của lan hồ điệp, địa lan rất bền màu, lâu tàn, nếu chăm sóc thường xuyên có thể tươi lâu đến 4 tháng”, chị Hằng cho hay.

Cách Tết Nguyên đán chừng nửa tháng, hàng ngàn chậu lan hồ điệp được tập kết về chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội).
Cách Tết Nguyên đán chừng nửa tháng, hàng ngàn chậu lan hồ điệp được tập kết về chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội).

Lan hồ điệp có màu sắc đa dạng. Hoa nhập khẩu thường có bông to, cành dài hơn hoa trong nước.
Lan hồ điệp có màu sắc đa dạng. Hoa nhập khẩu thường có bông to, cành dài hơn hoa trong nước.

Nhiều khách đã đến đặt lan để chơi Tết và làm quà biếu.
Nhiều khách đã đến đặt lan để chơi Tết và làm quà biếu.

Mỗi gốc lan hồ điệp chỉ có một cành, qua đôi bàn tay khéo léo của những người cắm hoa, chúng được kết vào một chậu rực rỡ sắc mầu.
Mỗi gốc lan hồ điệp chỉ có một cành, qua đôi bàn tay khéo léo của những người cắm hoa, chúng được kết vào một chậu rực rỡ sắc mầu.

Một chậu lan hồ điệp trắng, nhụy hồng giá hơn 50 triệu đồng.
Một chậu lan hồ điệp trắng, nhụy hồng giá hơn 50 triệu đồng.

Giá tiền của một chậu lan phụ thuộc vào số cành hoa, mỗi cành có giá từ 350 – 400 ngàn đồng.
Giá tiền của một chậu lan phụ thuộc vào số cành hoa, mỗi cành có giá từ 350 – 400 ngàn đồng.

Những chậu nhỏ hơn có giá từ 10 – 30 triệu đồng.
Những chậu nhỏ hơn có giá từ 10 – 30 triệu đồng.

Lan hồ điệp được chăm sóc rất cẩn thận. Khi tưới nước người ta luôn tránh tưới trực tiếp vào hoa.
Lan hồ điệp được chăm sóc rất cẩn thận. Khi tưới nước người ta luôn tránh tưới trực tiếp vào hoa.

Địa lan Trung Quốc cũng có giá rất cao. Chậu lan này được định giá 40 triệu đồng.
Địa lan Trung Quốc cũng có giá rất cao. Chậu lan này được định giá 40 triệu đồng.

Những khóm địa lan nhỏ từ 4-5 cành có giá khoảng 2 triệu đồng/chậu.
Những khóm địa lan nhỏ từ 4-5 cành có giá khoảng 2 triệu đồng/chậu.

Món ngon đáng giá cả tấn thóc chỉ đại gia Việt mới bỏ tiền ăn thử

Giá 1 con tu hài cỡ lớn từ 1,9-2,5 triệu đồng/kg. Điều này đồng nghĩa với việc để thưởng thức nó, bạn sẽ phải bỏ ra ít nhất là 5 triệu đồng.
Tu hài (ốc vòi voi) là một loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, sống trong môi trường nước mặn, thuộc họ nhà ốc. Loài ốc này tuy to nhưng rất hiền bởi suốt đời chỉ ẩn mình một chỗ dưới lớp cát sâu cả mét trong lòng đại dương để sinh trưởng.
Tu hài thường sinh sống ở vùng triều và vùng dưới triều với độ sâu có thể lên đến hơn 110m.
Loại nhuyễn thể này có mặt ở rất nhiều vùng biển trên khắp thế giới nhưng tu hài sinh trưởng tại vùng biển Tây Canada và Tây Bắc Mỹ bất kể là loại ngon nhất.
đại gia Việt, tu hài, Viagra, Viagra tự nhiên, món ngon
Đã từ lâu, tu hài được xếp vào hạng “sang chảnh”, chỉ dành cho những người lắm tiền nhiều của.
Tại Việt Nam, món tu hài xuất hiện từ năm 2001 trong một số nhà hàng hạng sang của Hà Nội. Những con tu hài này được nhập khẩu về từ Canada.
Trong họ nhà ốc, đây là loài lớn nhất thế giới. Một con tu hài Canada có khối lượng trung bình khoảng 2kg. Thậm chí nhiều con nặng tới 7,5 kg.
Giá loại đồ ăn này từ 1,9-2,5 triệu đồng/kg. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ phải bỏ ra ít nhất là 5 triệu đồng để có một con tu hài. Mức giá này tương đương cả tấn thóc.
đại gia Việt, tu hài, Viagra, Viagra tự nhiên, món ngon
Nhiều con có vòi dài tới 1-2m. Ảnh: Tri thức sống
Hiện tại, khá nhiều nhà hàng kinh doanh món ăn này. Các nghiên cứu cho rằng thịt của loại nhuyễn thể này có khoảng 16 loại acid amin. Đây là loài hải sản khá quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao.
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học chính thức nào công nhận nhưng nhiều người vẫn tin rằng tu hài đặc biệt tốt với nam giới, có tác dụng cải thiện rõ rệt khả năng sinh lý, có thể tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương.
Thậm chí, nó còn được đồn thổi là món thần dược có tác dụng với các quý ông còn hơn cả Viagra.
Các nhà hàng đã nhanh chân nắm bắt được quan niệm này và coi đó là cơ hội tốt để rút “hầu bao” của khách hàng.
Tu hài có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau như: nướng, gỏi, nấu cháo,... Thịt tại những chiếc vòi tu hài rất ngon, dai dai, mềm và ngọt, nhiều con có vòi dài tới 1-2m.
đại gia Việt, tu hài, Viagra, Viagra tự nhiên, món ngon
Tu hài có thể chế biến được nhiều món ăn. Ảnh: Du lịch cầu vồng
Món tu hài muốn ngon còn phụ thuộc vào rất nhiều gia vị như tỏi, hành khô được băm nhỏ, sau đó cho dầu lên chiên, hành hoa thái nhỏ trộn đều, sau đó ngâm nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu,...
Ở Việt Nam, cách đây 1 vài năm, loại hải sản này cũng được đưa vào nuôi trồng nhằm tăng năng suất lao động cũng như tạo ra thu nhập cho người dân vùng biển. Hiện tu hài được nuôi tại đảo Cát Bà (Quảng Ninh). Tuy nhiên, những con tu hài này là loại nhỏ, chỉ 200-300g, rất ít con đạt khối lượng 400g.
Khoảng 1 năm nay, tu hài cỡ lớn đã được nhập về và nuôi trồng tại Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà.
(Theo Soha)



Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Bưởi đỏ tiến vua được giá, khan hiếm hàng

​MẶC DÙ CÒN HƠN NỬA THÁNG NỮA MỚI ĐẾN TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN, NHƯNG THỜI ĐIỂM NÀY, VÙNG BƯỞI LUẬN VĂN ĐÃ GẦN NHƯ ĐÃ “CHÁY” HÀNG. NƠI ĐÂY ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN “HỒI SINH” LẠI GIỐNG BƯỞI ĐỎ TIẾN VUA.

Gia đình ông Nguyễn Văn Khảm, ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa) lâu nay nổi tiếng là hộ trồng nhiều giống bưởi đỏ ở vùng đất này. Những năm gần đây, do tuổi già, sức yếu nên ông đã nghỉ ngơi và nhường nghề trồng bưởi lại cho con trai của mình là anh Nguyễn Văn Thêm. Vốn trước đây đi làm ăn xa, nhưng thời gian gần đây, anh trở về quê để tiếp nối nghề của cha ông với quyết tâm “hồi sinh” lại vùng bưởi đặc sản nổi tiếng xứ Thanh.
Bản thân anh Thêm cũng không còn nhớ từ khi nào vùng quê anh có trồng bưởi, khi anh lớn lên đã nghe các cụ truyền lại thì bưởi ở quê anh là loại bưởi tiến vua vào thời Hậu Lê. Những thế hệ con cháu chỉ biết duy trì giống bưởi này. Không chỉ có tiếng là thứ đặc sản để tiến vua mà bưởi đỏ Luận Văn còn là một thứ quả được người dân ưa thích chọn cho mâm ngũ quả trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Anh Nguyễn Văn Thêm giới thiệu về giống bưởi tiến vua
Anh Nguyễn Văn Thêm giới thiệu về giống bưởi tiến vua
Điều khiến bưởi Luận Văn có giá không chỉ bởi tiếng tăm xưa nay mà đặc biệt là hương vị của bưởi có vị đậm, có vị chua, thơm đặc trưng của bưởi. Ban đầu bưởi cũng có màu xanh, nhưng từ khoảng tháng 11 là bưởi bắt đầu chín đỏ từ trong ruột đỏ ra. Đặc biệt, bưởi có thể bảo quản được khoảng hai tháng kể từ khi cắt khỏi cây. 
Một cây bưởi Luận Văn, nếu chăm sóc tốt đến khoảng 6 - 7 năm tuổi có thể cho khoảng 100 quả. Như thời điểm này, nếu mua ngang cả cây thì bình quân là 100.000 đồng/quả. Trong đó, có thể phân ra làm nhiều loại, có những quả 70 - 100.000 đồng, có những quả đẹp có giá khoảng 200.000 đồng, nếu một đôi quả đẹp có giá khoảng 400 - 500 nghìn đồng…
Bưởi tiến vua có đặc trưng khi chín quả đỏ từ trong đỏ ra
Bưởi tiến vua có đặc trưng khi chín quả đỏ từ trong đỏ ra
Bưởi có giá trị cao nên thường thì từ tháng 9, tháng 10 âm lịch, khách từ khắp nơi đã đặt hàng mua bưởi tiến vua cho dịp Tết. Hơn nữa, những năm gần đây, vùng bưởi Luận Văn đang trên đà phục hồi lại nên bưởi thương phẩm để cung cấp ra thị trường còn hạn chế.
Theo anh Thêm, thời gian gần đây, bưởi bị bệnh vàng lá, gân xanh. Qua tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu cũng như tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, anh Thêm đã về trồng xen canh ổi vào vườn bưởi. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương, bà con nơi đây hi vọng có thể vực lại vùng bưởi nổi tiếng này.
Bưởi được nhiều người săn tìm trong dịp Tết
Bưởi được nhiều người săn tìm trong dịp Tết
Mùa bưởi năm nay, rất nhiều khách đến hỏi mua bưởi. Tuy nhiên, gia đình anh Thêm không có bưởi thương phẩm nhiều mà chủ yếu là để biếu và lấy giống vì vườn bưởi của gia đình anh là bưởi đầu dòng.
Ngoài gia đình anh Thêm, ở làng Luận Văn, ông Lê Viết Huấn (63 tuổi), cũng là người nổi tiếng trồng bưởi tiến vua. Hiện gia đình ông có hơn 20 gốc, mỗi gốc cũng cho vài chục quả. Thời điểm này, bưởi đã chín đỏ vỏ và gần như đã “có chủ”.
Theo ông Huấn, giống bưởi đỏ là sản vật đặc sản, ăn rất ngon, nên thời xưa, người dân mới dùng để dâng lên nhà vua. Ngoài giá trị thuần túy là loại của ngon, vật lạ mới được dùng để tiến vua, thì bưởi Luận Văn còn được người dân sử dụng để thờ cúng trong dịp Tết âm lịch. Với quan niệm, quả bưởi đỏ Luận Văn có màu đỏ được cho là sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng trong năm mới.
Anh Thêm đang nhân giống bưởi tiến vua
Anh Thêm đang nhân giống bưởi tiến vua
Hiện nay, trên địa bàn xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân đang trồng và thâm canh hơn 5ha bưởi Luận Văn. Trong đó có 3ha trồng chuyên canh theo mô hình vườn đồi, 2ha còn lại được trồng xen canh trong vườn các hộ gia đình.
Gia đình ông Lê Văn Huấn cũng là một trong những hộ trồng nhiều bưởi tiến vua
Gia đình ông Lê Văn Huấn cũng là một trong những hộ trồng nhiều bưởi tiến vua



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons