MẶC DÙ CÒN HƠN NỬA THÁNG NỮA MỚI ĐẾN TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN, NHƯNG THỜI ĐIỂM NÀY, VÙNG BƯỞI LUẬN VĂN ĐÃ GẦN NHƯ ĐÃ “CHÁY” HÀNG. NƠI ĐÂY ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN “HỒI SINH” LẠI GIỐNG BƯỞI ĐỎ TIẾN VUA.
Gia đình ông Nguyễn Văn Khảm, ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa) lâu nay nổi tiếng là hộ trồng nhiều giống bưởi đỏ ở vùng đất này. Những năm gần đây, do tuổi già, sức yếu nên ông đã nghỉ ngơi và nhường nghề trồng bưởi lại cho con trai của mình là anh Nguyễn Văn Thêm. Vốn trước đây đi làm ăn xa, nhưng thời gian gần đây, anh trở về quê để tiếp nối nghề của cha ông với quyết tâm “hồi sinh” lại vùng bưởi đặc sản nổi tiếng xứ Thanh.
Bản thân anh Thêm cũng không còn nhớ từ khi nào vùng quê anh có trồng bưởi, khi anh lớn lên đã nghe các cụ truyền lại thì bưởi ở quê anh là loại bưởi tiến vua vào thời Hậu Lê. Những thế hệ con cháu chỉ biết duy trì giống bưởi này. Không chỉ có tiếng là thứ đặc sản để tiến vua mà bưởi đỏ Luận Văn còn là một thứ quả được người dân ưa thích chọn cho mâm ngũ quả trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Anh Nguyễn Văn Thêm giới thiệu về giống bưởi tiến vua
Điều khiến bưởi Luận Văn có giá không chỉ bởi tiếng tăm xưa nay mà đặc biệt là hương vị của bưởi có vị đậm, có vị chua, thơm đặc trưng của bưởi. Ban đầu bưởi cũng có màu xanh, nhưng từ khoảng tháng 11 là bưởi bắt đầu chín đỏ từ trong ruột đỏ ra. Đặc biệt, bưởi có thể bảo quản được khoảng hai tháng kể từ khi cắt khỏi cây.
Một cây bưởi Luận Văn, nếu chăm sóc tốt đến khoảng 6 - 7 năm tuổi có thể cho khoảng 100 quả. Như thời điểm này, nếu mua ngang cả cây thì bình quân là 100.000 đồng/quả. Trong đó, có thể phân ra làm nhiều loại, có những quả 70 - 100.000 đồng, có những quả đẹp có giá khoảng 200.000 đồng, nếu một đôi quả đẹp có giá khoảng 400 - 500 nghìn đồng…
Bưởi tiến vua có đặc trưng khi chín quả đỏ từ trong đỏ ra
Bưởi có giá trị cao nên thường thì từ tháng 9, tháng 10 âm lịch, khách từ khắp nơi đã đặt hàng mua bưởi tiến vua cho dịp Tết. Hơn nữa, những năm gần đây, vùng bưởi Luận Văn đang trên đà phục hồi lại nên bưởi thương phẩm để cung cấp ra thị trường còn hạn chế.
Theo anh Thêm, thời gian gần đây, bưởi bị bệnh vàng lá, gân xanh. Qua tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu cũng như tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, anh Thêm đã về trồng xen canh ổi vào vườn bưởi. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương, bà con nơi đây hi vọng có thể vực lại vùng bưởi nổi tiếng này.
Bưởi được nhiều người săn tìm trong dịp Tết
Mùa bưởi năm nay, rất nhiều khách đến hỏi mua bưởi. Tuy nhiên, gia đình anh Thêm không có bưởi thương phẩm nhiều mà chủ yếu là để biếu và lấy giống vì vườn bưởi của gia đình anh là bưởi đầu dòng.
Ngoài gia đình anh Thêm, ở làng Luận Văn, ông Lê Viết Huấn (63 tuổi), cũng là người nổi tiếng trồng bưởi tiến vua. Hiện gia đình ông có hơn 20 gốc, mỗi gốc cũng cho vài chục quả. Thời điểm này, bưởi đã chín đỏ vỏ và gần như đã “có chủ”.
Theo ông Huấn, giống bưởi đỏ là sản vật đặc sản, ăn rất ngon, nên thời xưa, người dân mới dùng để dâng lên nhà vua. Ngoài giá trị thuần túy là loại của ngon, vật lạ mới được dùng để tiến vua, thì bưởi Luận Văn còn được người dân sử dụng để thờ cúng trong dịp Tết âm lịch. Với quan niệm, quả bưởi đỏ Luận Văn có màu đỏ được cho là sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng trong năm mới.
Anh Thêm đang nhân giống bưởi tiến vua
Hiện nay, trên địa bàn xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân đang trồng và thâm canh hơn 5ha bưởi Luận Văn. Trong đó có 3ha trồng chuyên canh theo mô hình vườn đồi, 2ha còn lại được trồng xen canh trong vườn các hộ gia đình.
Gia đình ông Lê Văn Huấn cũng là một trong những hộ trồng nhiều bưởi tiến vua
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
0 nhận xét:
Đăng nhận xét